Cổ phiếu ngân hàng có còn nổi sóng không?


Vài nét về cổ phiếu ngân hàng có còn nổi sóng không?

Cổ phiếu nhóm ngân hàng được cho là lấy lại phong độ “cổ phiếu vua” khi một số mã “leo dốc”, chuyển sang dẫn dắt thị trường chứng khoán tăng điểm trong những tháng gần đây.

Thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì đà tăng tích cực trong những tháng đầu năm 2021. Đà hưng phấn của các cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là một trong những nguyên nhân lớn giúp thị trường duy trì sắc xanh tích cực. Hiện tại, VN-Index đang duy trì quanh mức 1,250 điểm, các mã ngân hàng như VPB (HM:VPB), TCB (HM:TCB), MBB (HM:MBB), STB (HM:STB), CTG (HM:CTG),... luôn nằm trong top những cổ phiếu dẫn dắt chỉ số này. Còn đối với HNX-Index, SHB (HN:SHB) vẫn đang là trụ chính kéo giúp chỉ số đến gần mốc 300 điểm.

Tính từ đầu năm, VPB là cổ phiếu tăng mạnh nhất toàn ngành với mức tăng đến 96%. Đà tăng của VPB đến sau thông tin Ngân hàng này chính thức công bố bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) vào ngày 28/04/2021.

Một mã ngân hàng “dậy sóng” khác không thể không nhắc đến là SHB. Trên thực tế, đà tăng của cổ phiếu SHB bắt đầu manh nha từ sau thương vụ đăng ký mua 35.9 triệu cổ phiếu SHB vào đầu năm 2020 (13/01-11/02/2020) của ông Đỗ Vinh Quang – con trai của chủ tịch HĐQT SHB - ông Đỗ Quang Hiển. Thời điểm đó, thị giá SHB được giao dịch quanh mức 6,000 – 6,500 đồng/cp. Và đến nay, giá SHB đã tăng lên mức 29,300 đồng/cp – tương ứng tăng gần 5 lần giai đoạn ông Quang chi tiền để tăng tỷ lệ sở hữu.

Tạo được sức hút từ những ngày đầu lên sàn HOSE, cổ phiếu SSB của SeABank có lúc cũng khoác sắc tím liên tục 6 phiên. Khối lượng giao dịch bình quân trên 1.6 triệu cp/ngày, thị giá SSB đã tăng 56% so với ngày đầu niêm yết (24/03/2021), chốt phiên 18/05 ở mức 31,500 đồng/cp.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng có mức tăng trưởng phi mã trong thời gian gần đây như LPB (HM:LPB) (+82%), VIB (+78%), NVB (HN:NVB) (+58%), STB (+56%),…Thay đổi giá cổ phiếu ngân hàng so với đầu năm tính đến ngày 18/05

(*) Giá kết phiên 18/05 so với ngày đầu niêm yết 

Cổ phiếu ngân hàng có còn “nổi sóng”?

Dự báo tình hình từ nay đến cuối năm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết còn gần 3 quý nữa, tình hình kinh tế của Việt Nam dĩ nhiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và còn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài, ngành ngân hàng cũng sẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, khi mà khách hàng của họ gặp khó khăn về tài chính, các ngân hàng cuối cùng vẫn sẽ chịu thiệt hại từ vấn đề nợ xấu cũng như thanh khoản, huy động đều khó khăn hơn.

Theo ông Hoàng Công Tuấn, bắt đầu từ quý 2 và những quý cuối năm, cổ phiếu nhóm ngân hàng sẽ chững lại hoặc bị điều chỉnh giảm hoặc tăng chậm hơn mức tăng chung của thị trường. Nguyên nhân là chắc chắn thời gian tới ngân hàng sẽ phải áp dụng Thông tư 03, do đó trích lập dự phòng rủi ro sẽ tăng lên, lợi nhuận của các ngân hàng trong 3 quý tới dù vẫn tốt nhưng sẽ không còn được như quý đầu năm nữa.

Những nguyên nhân cổ phiếu ngân hàng vẫn không hết hot

Thứ nhất, dựa vào kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua và hiện tại. Trong ngành kinh tế, có lẽ ngành ngân hàng là ngành có thanh khoản tốt nhất và trụ vững được trong thời gian dịch bệnh, cho nên cổ phiếu ngân hàng đang ở trong xu hướng tăng. Dĩ nhiên, tùy theo báo cáo kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng cho năm 2020 và quý 1/2021. Những ngân hàng nào tỷ lệ sinh lời (ROA, ROE) cao cũng như tỷ lệ nợ xấu trong vòng kiểm soát, thì những ngân hàng đó cổ phiếu đang tăng mạnh.

Nguyên nhân thứ hai, đến khoảng tháng 6-7/2021, một loạt các ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn, ước tính khoảng 100,000 tỷ vừa phát hành tăng thêm, vừa trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với lượng lớn cổ phiếu cung ra thị trường như vậy, cung cầu phải có sự cân bằng trở lại, thì chắc chắn mặt bằng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ không còn được tươi sáng như thời gian đầu năm.

Thứ ba,  khó khăn vẫn còn đang tiếp diễn phía trước. Ngành bất động sản vẫn đang có nhiều dấu hỏi và ngành này không thể tăng trưởng tốt nếu như doanh thu cho vay, cho thuê… đang khó khăn thế này, thì sự tăng trưởng không thể chắc chắn, do đó rủi ro rất lớn cho việc cho vay thu hồi vốn nợ xấu của ngân hàng sẽ xuất hiện.

Thứ tư, cổ phiếu ngân hàng tăng quá mạnh từ tháng 4/2020, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cổ phiếu tăng quá mạnh, sẽ khó tăng tiếp được.

Xem thêm: https://bo.com.vn/




Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn